Review phim The Creator – Kẻ Sáng Tạo

Mở đầu bộ phim giới thiệu cho chúng ta biết Nirmata là The Creator (kẻ sáng tạo) trong tiếng Nepal, kiến trúc bí ẩn người tạo ra AI tiên tiến.

Lấy bối cảnh ở một tương lai giả tưởng nơi công nghệ robot và AI phát triển vượt bậc, tư duy như một con người và tham gia mọi hoạt động đời sống từ làm việc nhà, tham gia lực lượng lao động đến lực lượng vũ trang, quân sự. Những robot với AI (trí tuệ nhân tạo) tiên tiến được gọi là người mô phỏng có thể có vẻ ngoài của con người thông qua hoạt động hiến vẻ bề ngoài của con người.

Đến một ngày, một quả bom nguyên tử bị kích hoạt phát nổ ngay giữa trung tâm thành phố Los Angeles. Chính quyền Mỹ nói vụ nổ này là do AI gây ra, xem đây là một hành động huỷ diệt loài người của AI và đưa ra lời tuyên bố sẽ tiêu diệt toàn bộ AI trên khắp thế giới.

Câu chuyện đưa chúng ta theo chân nhân vật Joshua (John David Washington) một người lính Mỹ đang hoạt động bí mật ở New Asia (Tân Á), lúc này phương Tây đã tiêu diệt toàn bộ AI trên lãnh thổ của họ chỉ còn ở Châu Á nay được gọi với cái tên New Asia là nơi con người còn sống chung với người mô phỏng.

Nhiệm vụ của Joshua là làm thân với nguồn tin Maya (Gemma Chan) sẽ là vợ anh để lần ra tung tích Nirmata (The Creator) và tiêu diệt hắn. Vào một đêm, Mỹ cử một đội đặc nhiệm kết hợp với Nomad là một trạm hàng không vũ trụ (một vũ khí huỷ diệt AI được chính phủ Mỹ nghiên cứu và phát triển) tấn công vào một căn cứ của người mô phỏng là nơi Joshua đang làm nhiệm vụ. Anh bị chia cách khỏi vợ Maya (lúc này cô đang mang thai) trong cuộc tấn công. Nghĩ rằng cô đã chết, Joshua trở lại Mỹ và suy sụp tinh thần.

5 năm sau, anh được quân đội yêu cầu quay trở lại vì biết tin người mô phỏng đang nghiên cứu, phát triển một món vũ khí có thể huỷ diệt Nomad ở nơi anh từng nằm vùng và phát hiện tung tích của người vợ Maya còn sống. Cảm thấy có lỗi với vợ vì đã phản bội cô, che giấu bí mật mình là một lính Mỹ – anh đã lên đường tìm kiếm người vợ nghĩ là đã chết.

Câu chuyện là hành trình anh đi tìm kiếm người vợ và gặp gỡ một đứa trẻ người mô phỏng đồng thời là món vũ khí có thể huỷ diệt Nomad sẽ làm đảo lộn tất cả nhân sinh quan của anh. Bộ phim được quay ở nhiều quốc gia Đông Nam Á và trên dãy Himalaya với những cảnh quay hoành tráng, tuyệt đẹp và điên rồ được quay bởi ống kính siêu rộng. Là bữa tiệc hoành tráng của hình ảnh đẹp mắt kết hợp với âm thanh tuyệt vời.

Các cảnh có xuất hiện Nomad thật “wow” không chỉ bắt nguồn từ thiết kế đầy sáng tạo – thể hiện được sự đe doạ huỷ diệt và bầu không khí như một đấng tối cao có quyền phán xét sinh tử được tạo ra xung quanh nó. Những thành phố của người mô phỏng ở Tân Á vừa thể hiện được yếu tố vị lai kết hợp với văn hoá Á Đông như lúa nước, ruộng bậc thang, những chiếc thuyền đánh cá bằng gỗ, nhà nổi. Có những cảnh quay trong thành phố theo phong cách Cyberpunk kết hợp với những cảnh quay trên dãy Himalaya vừa hùng vĩ vừa kết hợp giữa tâm linh tôn giáo (các nhà sư, ngôi làng trên núi cao, ngôi đền) và máy móc robot.

Nếu bạn đến tương lai và quay phim ở những địa điểm tuyệt vời này, bạn sẽ thấy nhiều thứ bạn không hiểu được, con người, xe cộ hay các toà nhà khổng lồ sẽ vô cùng khác lạ. Đó là điều khiến thế giới này mang đến cảm giác chân thực, giống như khi bạn thực sự du hành đến những vùng đất xa lạ, bạn sẽ không hiểu mọi thứ mình đang thấy.
Đạo diễn Edwards nói

Kịch bản phim không có nhiều cú twist, chủ yếu xoay 2 tuyến truyện chính là hành trình tìm vợ của Joshua song song với đó là cuộc tấn công của người Mỹ vào các căn cứ, cộng động người mô phỏng. Nhưng do bộ phim tập trung cho ta thấy thế giới rộng lớn cộng với thời lượng chỉ 133 phút (theo cảm nhận của tôi là không đủ để truyền tải hết ý đồ của đạo diễn) nên có những câu chuyện chưa được đào sâu – khai thác hết tiềm năng vốn có. Tôi sẽ không tiết lộ nội dung ở đây bạn hãy xem phim đi.

Có nhiều diễn viên gốc Á như Ken Watanabe, Gemma Chan, Ngô Thanh Vân… Xem phim tôi cảm thấy như đang trải nghiệm lại khoảng thời gian chiến tranh Việt Nam với Mỹ một phần vì các cảnh quay ở nông thôn, một phần vì sự trên lệch lực lượng vũ trang giữa Mỹ với người mô phỏng ở Tân Á rất giống với sự chênh lệch lực lượng của Việt Nam với Mỹ.

Bộ phim làm dấy lên câu hỏi – Điều gì tạo nên sự khác biệt giữa người mô phỏng (AI) với loài người, liệu AI có thể trở tàn ác và chỉ muốn huỷ diệt hay không? Con người có thể chung sống với người mô phỏng không? – Có những cảnh phim cho thấy AI cũng có tình cảm – cảm xúc y như con người, biết quan tâm chắm sóc người khác, biết đau buồn trước cái chết và có những phong tục tập quán giống như con người. Tôi nghĩ bạn nên xem bộ phim này để có thể cảm nhận được những điều tôi nói.

- Advertisement -spot_img

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here