Cách viết content thu hút, 5 công thức viết content thúc đẩy hành vi mua hàng.

Share

Vì sao bạn đã học rất nhiều khoá học về cách viết content nhưng content bạn viết ra vẫn không hay, không đem lại chuyển đổi mong muốn? Bài viết này sẽ giúp bạn biết cách viết content hay, công thức viết content thúc đẩy hành vi mua hàng, content viết ra không còn bị mơ hồ, mông lung nữa.

Khi đã click vào đọc bài viết này chắc hẳn bạn là một người viết content hoặc có công việc liên quan tới viết content hoặc là một người đang quản lý một thương hiệu.

Không ai đọc quảng cáo cả. Mọi người chỉ đọc điều mà họ thấy hứng thú và đôi khi nó lại là một quảng cáo.

Howard Luck Gossage

Trong quá trình tiếp xúc với content, bạn chắc chắn đã từng gặp phải những tình huống sau:

Không có cảm hứng: nhận nhiệm vụ nhưng không biết bắt đầu từ đâu, cả ngày không viết được chữ nào.

Sửa nhiều lần: content mình thức xuyên đêm, dốc hết sức viết ra nhưng kết quả bị sếp bắt sửa hơn chục lần.

Không có ý tưởng: đã học hàng tá kỹ năng nhưng khi bắt tay vào viết thì không tài nào viết được.

Không hiệu quả: rõ ràng cảm thấy content mình viết rất hay nhưng doanh số tiêu thụ sản phẩm lại lẹt đẹt.

Không hiệu suất: bạn dành rất nhiều thời gian để viết, nhưng các “Thánh content” chỉ cần 15 phút là có thể giải quyết xong xuôi đâu ra đấy.

Để vượt qua được những khó khăn kể trên, chúng ta phải hiểu, công việc viết content giống với một seller, thay vì dùng lời nói để bán sản phẩm/dịch vụ người viết content dùng câu từ để bán, về bản chất cũng đều là giao tiếp một-một do đó phải xem khách hàng là đối tượng để tán gẫu. Content phải làm rõ “Nói những gì – Nói với ai – Nói ở đâu – Nói như thế nào”.

Nói những gì: xác định mục đích của content.

Một content không đạt được mục đích đã đặt ra không phải là một content hay.

Bạn hy vọng content sẽ phát huy tác dụng gì?

Viết một bài content, khiến thương hiệu nổi tiếng sau một đêm.

Viết một bài content, khiến người tiêu dùng yêu thích sản phẩm, thương hiệu.

Viết một bài content, khiến sản phẩm trở thành best-seller.

Muốn đạt được những mục đích kể trên, khách hàng cần phải biết những thông tin gì, cảm nhận hay cảm xúc của họ ra sao? Đây là những câu hỏi bạn phải tự hỏi trước khi bắt tay vào viết content.

Mục đích cuối cùng của content marketing là gia tăng doanh thu. Mặc dù muốn gia tăng doanh thu, nhưng một người tiêu dùng sẽ không vì một content quảng cáo mà lập tức chi những đồng tiền mình nhọc nhằn kiếm được. Vậy làm thế nào để khiến người tiêu dùng chi tiền? Cuối bài viết tôi sẽ chia sẻ những công thức viết content được các copywriter lão làng áp dụng để thuyết phục khách hàng chi tiền.

Tiếp theo, tuỳ vào giai đoạn trong hành trình trải nghiệm của khách hàng ta sẽ có những mục đích content khác nhau:

Nhận thức: nhận thức chúng ta, nhận thức thương hiệu, nhận thức sản phẩm.

Tình cảm: yêu thích chúng ta, yêu thích sản phẩm, thương hiệu, tin tưởng chúng ta.

Hành động: mua sản phẩm, tham gia hoạt động, bình luận và chia sẻ.

Dựa vào ba mục đích kể trên ta có thể chia content thành 2 loại: content quảng bá thương hiệu (nhận thức và tình cảm); content thúc đẩy tiêu thụ (hành động).

3 đặc điểm của content quảng bá thương hiệu:

Thể hiện hình ảnh và đặc điểm của thương hiệu: trọng tâm của content tập trung thu hút sự chú ý vào tên thương hiệu, sản phẩm dịch vụ của thương hiệu. Đặc điểm thường được thấy trên các biển quảng cáo ngoài trời.

Thể hiện tinh thần thương hiệu: trọng tâm của content nói lên tinh thần của thương hiệu, những giá trị quan, tâm nhìn sứ mệnh của thương hiệu đó. Ví dụ: Nike thể hiện tinh thần nổ lực vượt qua khó khăn với câu khẩu hiệu “Think different”. Mỗi tinh thần sẽ ảnh hương đến những nhóm người khác nhau.

Thúc đẩy tuyên truyền thương hiệu: “Bất kỳ điều gì ta chia sẻ với người khác đều nói lên một phần nào đó con người ta” do đó những content lan truyền tốt là những content thú vị (có tính giải trí, cung cấp nhiều thông tin giá trị) tạo được sự đồng cảm, truyền cảm hứng.

3 đặc điểm của content thúc đẩy tiêu thụ:

Xác định rõ điểm nổi bật của sản phẩm và lợi ích mang lại: content phải đưa ra được điểm nổi bật và lợi ích đem lại của sản phẩm. Chỉ ra điểm khác biệt của sản phẩm với các sản phẩm cùng loại cho khách hàng một lý do để mua.

Lý do để khách hàng mua ngay lập tức: content phải đưa ra được lý do để khách hàng mua ngay lập tức và tại sao phải mua ngay lúc đó. Thông thường là chương trình ưu đãi, giảm giá, giới hạn số lượng bán là những lý do khiến khách hàng muốn mua ngay lúc đó.

Dẫn dắt mua hàng một cách rõ ràng: khi khách hàng tiềm năng đã hiểu được sản phẩm và giá trị sản phẩm mang lại, lý do để mua ngay lập tức thì đã tới lúc chúng ta phải dẫn dắt họ đến hành động mua hàng như “Bấm vào để mua ngay hôm nay”, “Liên hệ ngay”.

Sau khi đã làm rõ mục đích của content bạn sẽ có một hướng để triển khai content, tránh được việc không biết bắt đầu từ đâu, tránh lan man, khu hoàn thành ít phải sử đổi.

Nói với ai: xác định đối tượng content hướng đến.

Một content hay là một content phải có chân dung khách hàng mục tiêu rõ ràng, họ có đặc điểm (độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, sở thích, lối sống) như thế nào, mối quan hệ giữa họ với loại sản phẩm (họ có hiểu biết về loại sản phẩm này không, có thường xuyên mua sắm sản phẩm cùng loại không), mối quan hệ giữa họ với thương hiệu (họ có biết về thương hiệu, có ấn tượng về thương hiệu như thế nào).Nếu bạn chưa có chân dung khách hàng tiềm năng thì có thể đọc qua bài viết “Hành vi khách hàng” để có thể tự vẽ chân dung khách hàng tiềm năng.

Cũng giống như việc bạn theo đuổi nữ thần trong lòng mình, khi bạn biết cô ấy quan tâm đến điều gì, thích gì, mối quan hệ giữa bạn và cô ấy đang ở giai đoạn nào. Bạn sẽ biết nên nói những gì để dễ dàng đốn gục cô nàng.

Nói ở đâu: xác định hình thức diễn đạt của content, nơi content sẽ xuất hiện.

Content sẽ tiếp xúc với đối tượng tán gẫu trong những trường hợp nào? Tiếp xúc trên website, trạm chờ xe buýt , các biển quảng cáo ngoài trời, tờ rơi quảng cáo, truyền hình,… Ví dụ: giả sự bạn là một doanh nghiệp bán hàng thương hiệu với giá tốt trên website, bạn muốn thu hút một lượng traffic vào web của mình, bạn có thể sản xuất ra một content thể hiện được điểm nổi bật – lợi thế (sản phẩm có thương hiệu giá ưu đãi) của mình và cho quảng cáo xuất hiện ở trước các trung tâm thương mại khi đó sẽ thu hút được những người tiêu dùng muốn mua sản phẩm có thương hiệu với giá ưu đãi.

Nói thế nào: phương pháp diễn đạt của content.

Đã biết mục đích của content (nói những gì), đối tượng mà content hướng đến (nói với ai), hình thức của content (nói ở đâu), tiếp theo điều chúng ta cần suy nghĩ là làm thế nào để content được nói một cách logic, mạch lạc có sức thuyết phục.

Có rất nhiều phương pháp diễn đạt được đúc rút thành công thức viết content. Sau đây là vài công thức được những copywriter lão làng thuộc nằm lòng.

Cách viết content quảng cáo theo công thức AIDA: Attention – Interest – Desire – Action.

Attention (sự chú ý): content tạo sự chú ý bằng cách sử dụng các câu tiêu đề hấp dẫn, hình ảnh, video, âm thanh hoặc bất kỳ công cụ nào khác để có thể thu hút khách hàng tiềm năng của bạn. Mục đích của gia đoạn đầu là để thu hút sự chú ý của độc giả và làm cho họ muốn đọc tiếp.

Interest (sự quan tâm): sau khi đã thu hút sự chú ý cảu người đọc, bạn cần phải tạo ra được sự quan tâm bằng cách giới thiệu về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và nói về những lợi ích của nó. Các thông tin nên được trình bài một cách súc tích, rõ ràng và hấp dẫn để giữ độc giả đọc hết content.

Desire (khao khát): bước này là để khơi dậy cảm giác khao khát của khách hàng bằng cách tạo ra một tình huống hoặc cảm xúc mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể giải quyết hoặc mang lại. Bạn cần giúp khách hàng hình dung được sự hài lòng hoặc lợi ích họ nhận được khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Action (hành động): cuối cùng, bạn cần phải kêu gọi khách hàng thực hiện hành động bằng cách cung cấp một lời kêu gọi rõ ràng, như “Mua ngay”, “Đăng ký ngay”, “Gọi cho chúng tôi ngay” để dẫn dắt khách hàng tiềm năng thực hiện hành động.

Giả sử bạn đang viết một content về sản phẩm làm đẹp và muốn áp dụng công thức viết content AIDA:

Sự chú ý: câu tiêu đề của bạn có thể là “Khám phá bí quyết làm đẹp tự nhiên chỉ với 5 bước”.

Sự quan tâm: giới thiệu sản phẩm và nêu ra lợi ích của nó, ví dụ: “Sản phẩm làm đẹp tự nhiên này được làm từ những thành phần tự nhiên và an toàn cho da, giúp giảm tình trạng mụn, làm cho da mịn màng hơn, tăng cường độ ẩm cho da”.

Khao khát: Làm cho người đọc hình dung tình huống sẽ xảy ra sau khi sử dụng sản phẩm, ví dụ: “Hãy tưởng tượng một làn dan mịn màng và tươi trẻ, không còn nổi mụn đáng ghét, chỉ với 5 bước đơn giản mỗi ngày”.

Hành động: cuối cùng, kêu gọi độc giả thực hiện hành động bằng cách đưa ra lời kêu gọi rõ ràng, ví dụ: “Hãy đặt hàng ngày để trải nghiệm những lợi ích đặc biệt mà sản phẩm của chúng tôi mang lại”.

Cách viết content quảng cáo theo công thức 4C

Gồm 4 yếu tố chính: Clear (rõ ràng), Concise (ngắn gọn), Compelling (thuyết phục) và Credible (đáng tin cậy).

Clear (rõ ràng): đầu tiên, bạn cần đưa ra thông tin cụ thể về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Tránh sử dụng từ ngữ phức tạp hoặc mập mờ, hãy sử dụng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu và chính xác để truyền tải thông điệp của bạn. Ví dụ: mô tả chức năng, tính năng, ưu điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Concise (ngắn gọn): sau khi truyền tải thông tin cơ bản, bạn cần viết nội dung quảng cáo một ngắn gọn, súc tích nhất có thể. Ví dụ: sử dụng những câu vắn ngắn, dễ nhớ, dễ hiểu, bao gồm những từ khoá hấp dẫn và thông tin quan trọng.

Compelling (thuyết phục): để thuyết phục khách hàng tiềm năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, cần tạo ra sự hấp dẫn, độc đáo, khác biệt và thu hút khách hàng. Ví dụ: sử dụng từ ngữ tích cực, hình ảnh sáng tạo độc đáo, đưa ra lý do để khách hàng nên mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, lý do nên mua ngay.

Credible (đáng tin cậy): cuối cùng, bạn cần đưa ra những thông tin đáng tin cậy và thực tết để khách hàng tin tưởng vào sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Ví dụ: thông tin về chứng nhận, giải thưởng, đánh giá hoặc đưa ra thông tin về đội ngũ nhân viên, quy trình sản xuất, chính sách bảo hành,…

Cách viết content quảng cáo theo công thức FAB: Features – Advantages – Benefits.

Features (tính năng): bắt đầu bằng việt liệt kê các tính năng kỹ thuật của sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này giúp người tiêu dùng có thể hiểu được những gì sản phẩm/ dịch vụ của bạn có thể làm được.

Advantages (lợi ích trực tiếp): sau khi đã liệt kê các tính năng, hãy cho khách hàng biết lợi ích của sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể mang lại cho họ. Điều này giúp khách hàng nhận ra sản phẩm của bạn có giá trị đối với họ.

Benefits (lợi ích gián tiếp): cuối cùng, hãy giải thích các lợi ích gián tiếp của sản phẩm. Là những lợi ích mà sản phẩm có thể nhận được sau khi dùng sản phẩm/dịch vụ của bạn, như sự tự tin, thành công trong công việc hoặc cuộc sống, có nhiều thời gian hơn.

Ví dụ: giả sử bạn đang quảng cáo một sản phẩm kem chống nắng. Bạn có thể sử dụng công thức FAB như sau:

Tính năng: kem chống nắng với chỉ số SPF 50+ chứa oxit kẽm.

Lợi ích trực tiếp: bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, ngăn ngừa mụn, kiềm dầu.

Lợi ích gián tiếp: sử dụng kem chống nắng giúp bạn tư tin khi đi ra ngoài trời, tránh được các vấn đề về da như đốm nâu, lão hoá do tia UV gây ra, không sợ bị lên mụn.

Giả sử bạn đang quảng cáo chiếc máy giặt. Bạn có thể áp dụng theo công thức như sau:

Tính năng: máy giặt lòng ngang với dung tích 10kg, có 8 chế độ giặt thông minh.

Lợi ích trực tiếp: giặt được nhiều quần áo hơn trong một lần giặt, giặt được nhiều loại vải khác nhau theo từng chế độ giặt.

Lợi ích gián tiếp: tiết kiệm thời gian và công sức giúp bạn có nhiều thời gian dành cho gia đình và các công việc khác. Tiết kiệm năng lượng – tiết kiệm 50% chi phí hàng tháng vì bạn chỉ phải giặt ít lần hơn trong tuần. Bên cạnh đó, máy giặt còn giúp bảo vệ quần áo và giữ cho chúng luôn mới mẻ tiết kiệm chi phí thay thế quần áo mới.

Giả sử bạn đang muốn quảng cáo cho dịch vụ du lịch thám hiểm hang Sơn Đoòng.

Tính năng: tour du lịch đến địa điểm du lịch nổi tiếng.

Lợi ích trực tiếp: khám phá hang động tự nhiên lớn nhất thế giới, 1 trong 52 địa điểm nhất định phải đến trong đời.

Lợi ích gián tiếp: tận hưởng trải nghiệm mạo hiểm – thú vị bậc nhất, tràn đầy năng lượng sau khi trở về từ chuyến đi. Ngoài ra, bạn còn có cơ hội kết nối và tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ cùng với người thân bạn bè, có những bức hình, video độc nhất để chia sẻ.

Cách viết content quảng cáo theo công thức Storytelling:

Tạo nhân vật cho câu chuyện: đầu tiên, cần xác định nhân vật chính cho câu chuyện quảng cáo của bạn. Nhân vật này có thể được tạo ra dựa trên câu chuyện, tin tức đang hot hoặc là một khách hàng hàng hài lòng với sản phẩm của bạn hoặc là câu chuyện về người sáng lập ra thương hiệu. Nhân vật cần được mô tả cụ thể, có thể giống chân dung khách hàng mà content hướng đến.

Ví dụ: Quốc Cường là chủ một doanh nhân trẻ tuổi và năng động, đang tìm cách quản lý thời gian của mình tốt hơn để có thể cân bằng được công việc và cuộc sống cá nhân.

Xây dựng câu chuyện: tiếp theo, bạn cần phải kể câu chuyện về nhân vật đó. Câu chuyện của bạn phải có một tình huống đặc biệt, một cốt truyện hấp dẫn và các đoạn cao trào để gây hứng thú cho độc giả. Câu chuyện này có thể là một câu chuyện vui, kinh dị, cảm động hoặc bất kỳ thể loại nào tuỳ thuộc vào sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Ví dụ: Quốc Cường bị áp lực từ công việc và dành quá nhiều thời gian cho nó. Một ngày, vì quên mất buổi hẹn với bạn gái do phải tăng cả giải quyết công việc, anh bị cô ấy dỗi một tuần lễ và phải tìm đủ mọi cách để xin lỗi. Sau trải nghiệm đó, anh biết mình cần phải quản lý thời gian tốt hơn và anh đã tìm thấy ứng dụng quản lý thời gian mới và độc đáo, cho phép anh quản lý thời gian của mình một cách hiệu quả hơn. Nhờ vào ứng dụng này, anh đã có thể cân bằng được công việc và cuộc sống cá nhân.

Giới thiệu sản phẩm dịch vụ: cuối cùng bạn cần giới thiệu sản phẩm của mình như là một giải pháp giúp nhân nhân trong câu chuyện giải quyết vấn đề. Điều này giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm dịch vụ của bạn có thể giải quyết vấn đề của họ.

Ví dụ: nếu bạn là nhà phát triển ứng dụng quản lý thời gian, bạn có thể giới thiệu sản phẩm của mình và giải thích cách nó có thể giúp người dùng quản lý thời gian của họ một cách hiệu quả. Bạn có thể nói rằng ứng dụng của bạn cung cấp các công cụ quản lý thời gian đầy đủ, cho phép người dùng lên lịch, đặt mục tiêu và theo dõi tiến độ của mình. Bạn nói sản phẩm của bạn đã giúp Quốc Cường đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân và nó có thể giúp người khác làm điều tương tự.

Cách viết content theo công thức 4P: Picture (mô tả) – Promise (cam kết) – Prove (chứng minh) – Push (thúc đẩy).

Con người có hai nhu cầu cơ bản đó là né tránh nổi đau và hướng đến hạnh phúc (cải thiện cuộc sống, tìm kiếm niềm vui). Công thức viết content 4P dựa vào 2 nhu cầu này để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng vào content quảng cáo thông qua việc mô tả bức tranh thể hiện cảnh tượng đau khổ khi không có sản phẩm hoặc là thể hiện cho người tiêu dùng thấy khi có sản phẩm (sử dụng sản phẩm) cảnh tượng lý tưởng ra sao. Sau đó đưa ra cam kết mà sản phẩm dịch vụ có thể giúp, chứng minh cam kết đó, đưa lời kêu gọi thúc đẩy người tiêu dùng hành động.

2 cách mở đầu bằng Picture (mô tả) khiến khách hàng không thể dừng đọc:

Mô tả cảnh tượng đau khổ: đầu tiên chúng ta sẽ diễn tả cảnh tượng đau khổ khi không có sản phẩm để khiến người tiêu dùng xem trọng và bắt đầu quan tâm đến những tình huống tương tự khiến khách hàng nảy sinh nhu cầu. Tiếp theo đưa ra các tiêu chuẩn đáp ứng được nhu cầu đó để loại trừ các lựa chọn khác – loại trừ lựa chọn sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh (tin tôi đi, khi bạn giúp người tiêu dùng so sánh sản phẩm, họ sẽ rất cảm ơn bạn, hơn nữa hành động này sẽ làm tăng mức độ chuyên nghiệp của bạn trong mắt họ)

Nếu một sản phẩm không có một ưu thế cạnh tranh gì làm sao chúng ta có thể loại trừ sự lựa chọn khác của người tiêu dùng?

Có một cách, đó là sau khi mô tả cảnh tượng đau khổ, chúng ta nói rõ nguyên nhân tại sao lại xuất hiện những vấn đề này, sau đó mới đưa ra giải pháp để giải quyết chúng (sản phẩm hoặc dịch vụ), đưa ra cam kết. Thông qua việc giải thích nguyên nhân làm nổi bậc sự chuyên nghiệp và khiến khách hàng tin tưởng.

Mô tả cảnh tượng lí tưởng: là lời hứa với người tiêu dùng sẽ mang đến cho họ tương lai tốt đẹp, khiến người tiêu dùng tràn đầy mong đợi với sản phẩm. Đầu tiên phải tìm ra kết quả mà khách hàng tiềm năng mong muốn đạt được nhất khi sử dụng sản phẩm, diễn tả lại kết quả đó. Sau khi đọc xong cảnh tượng lí tưởng, suy nghĩ đầu tiên bậc ra trong đầu khách hàng tiềm năng là làm thế nào để đạt được kết quả đó. Nội dung tiếp theo chúng ta sẽ giải thích nguyên nhân có được kết quả đó, nhưng có thể rất nhiều độc giả sẽ nảy sinh nghi ngờ hoặc lo lắng. Chúng ta phải dự đoán được những nghi ngờ, lo lắng đó và giải đáp khúc mắc, nếu làm tốt điều này sẽ loát sẵn đường đi cho nội dung quảng cáo tiếp theo.

Prove (chứng minh): 2 phương pháp viết content giúp cũng cố niềm tin người tiêu dùng

Nguyên tắc quan trọng nhất của việc viết lách là phải trình bày và chứng minh quan điểm một cách đầy đủ và trọn vẹn, những chi tiết vụn vặt sẽ khiến tác phẩm trở trên đáng tin và khó quên hơn.

Brandon Royal.

Content quảng cáo phải cho khách hàng một lý do để mua (khách hàng sẽ bị thu hút bởi viễn cảnh ở giai đoạn mô tả, nhưng để họ chi những đồng tiền mình nhọc nhằn kiếm được thì phải đưa cho họ lý để mua, hay nói cách khác là giúp họ giải thích quyết định mua hàng) Vậy phải làm như thế nào? Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc chứng minh sản phẩm ở hai phương diện lý tính và cảm tính.

Lý tínhCảm tính
Dựa vào uy tính, dựa vào số liệu,
dựa vào kết quả kiểm nghiệm, dựa vào chi tiết
Kể chuyện, lấy ví dụ từ khách hàng,
đưa ra đánh giá của khách hàng

Dựa vào uy tín: thí dụ tôi muốn bán cho bạn một viên kim cương nhưng bạn không tin kim cương của tôi là hàng thật, không sao, tôi cho bạn xem giấy chứng nhận kim cương của GIA. Giấy chứng nhận này được cấp bởi trung tâm kiểm định được xem là uy tín nhất, vậy lúc ấy có phải bạn sẽ tin tưởng tôi không? Ngoài ra các cá nhân uy tín có chuyên môn cũng có thể chứng thực cho sản phẩm ví dụ như bác sĩ, vận động viên,… Bạn có thể chứng minh uy tín của sản phẩm bằng cách nói sản bằng cách đưa ra bằng chứng sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn gia công cho các thương hiệu nổi tiếng.

Dựa vào số liệu: “Một năm bán 3 triệu sản phẩm đồ da; Đã xuất khẩu hơn 40 ngàn sản phẩm sang Châu Âu; Động cơ điện có công suất 270kW, mô men xoắn 415 Nm ở tốc độ 6500 – 9000 vòng/phút (tuy độc giả có thể không hiểu những con số này có ý nghĩa gì nhưng sẽ cảm nhận được sự chuyên nghiệp của thương hiệu), sạc 3h chạy được 300km”. Đây là cách dùng số liệu cụ thể để chứng minh hiệu quả của sản phẩm.

Dựa vào kết quả kiểm nghiệm: chứng minh hiệu quả thông qua các kiểm nghiệm ví dụ như độ bền: thả rơi sản phẩm; chống nước: ngâm nước ở độ sâu nhất định; hiệu quả sử dụng: kem chống nắng thử trực tiếp trên da sau nhiều giờ còn có hiệu quả không, hoặc chẳng hạn như sử dụng miếng kiểm tra gàu để kiểm tra hiệu quả của dầu gội trị gàu… Đưa ra hình ảnh, video như là bằng chứng của kiểm nghiệm.

Dựa vào chi tiết: thay vì nói sản phẩm rất tốt thì hãy cụ thể là tốt ở chổ nào. Hãy nói chi tiết ra, tránh sử dụng những từ ngữ chung chung như chất lượng, tốt, số 1…

Ví dụ: thay vì nói giao hàng nhanh hãy nói giao hàng trong 4h (nếu bạn có khả năng làm) thay vì nói chính sách bảo hành tốt bạn hãy ghi rõ bảo hành trong những trường hợp nào, dùng thử bao lâu, có mất phí gì khi đổi trả không. Một sản phẩm có thời gian bảo hành, dùng thử dài thì sẽ làm khách hàng tin tưởng hơn vào sản phẩm, thương hiệu.

Kể chuyện

Mọi người đều yêu thích câu chuyện, một trong những cách tốt nhất để tương tác, thuyết phục khách hàng là kể một câu chuyện. Hãy suy nghĩ về việc một diễn giả bắt đầu bài thuyết phục của mình bằng một câu chuyện hay sử dụng câu chuyện xuyên suốt phần trình bài của mình, câu chuyện sẽ khiến phần trình bày thú và người nghe sẽ thích thú.

Bạn có thể triển khai nội dung câu chuyện theo các bước sau:

Xây dựng tình huống: giới thiệu về cuộc sống của nhân vật (ở đây mình sẽ lấy người sáng lập làm nhân vật của của chuyện). Người sáng lập vốn có một cuộc sống và công việc bình thường như bao người khác.

Phát hiện vấn đề: nhưng bỗng nhiên một ngày nọ người này gặp những chuyện bất ngờ khiến anh ta vạch ra mục tiêu (có thể là biến cố hoặc cơ hội)

Đặt ra câu hỏi: nhân vật chính đặt ra các câu hỏi và phát hiện có rất nhiều khó khăn đang cản trở anh ta đi tới mục tiêu đó.

Khắc phục khó khăn trở ngại: thử dùng mọi biện pháp để giải quyết vấn đề, phần này chủ yếu mô tả quá trình vượt qua các trở ngại và là trọng tâm của câu chuyện.

Kết thúc thành công: cuối cùng anh ta đã khắc phục được vấn đề và sáng lập ra thương hiệu với mong muốn giúp đỡ những người cũng gặp phải vấn đề tương tự.

Câu chuyện chúng ta kể chủ yếu gồm 3 dạng sau đây: chuyện về người sáng lập, chuyện về nhân viên, chuyện về khách hàng.

Lấy ví dụ về khách hàng là kể câu chuyện về khách hàng đã sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của chúng ta xong cuộc sống của họ như thế nào, vấn đề đã được giải quyết chưa. Bạn có thể kể theo các bước bên trên. Hoặc bạn cũng có thể đưa ra hình ảnh, video trước và sau của khách hàng.

Đưa ra đánh giá của khách hàng cũng khá giống với lấy ví dụ về khách hàng. Chúng ta sẽ để khách hàng tự để lại nhận xét hoặc bình luận, đánh giá sản phẩm hay còn gọi là feedback. Đánh giá của khách hàng không chỉ để người khác biết được khách hàng đánh giá như thế nào về chúng ta mà còn có 2 điều quan trọng cần phải lưu ý. Thứ nhất hiệu quả cụ thể: đánh giá phải thể hiện được kết quả thay đổi của khách hàng trước và sau khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. Thứ hai từ khoá của khách hàng: đánh giá có nhắc đến từ khoá có liên quan đến đối tượng mà content hướng đến, giúp người đọc đánh giá cảm thấy sản phẩm dịch vụ phù hợp với mình.Chứng minh từ phương diện lý tính chú trọng vào sản phẩm, còn chứng minh từ phương diện cảm tính chú trọng vào bản thân người tiêu dùng.

Bá Thiên
Bá Thiênhttp://thien-nexus.com
I’ve been working as a Marketing Staff for 3 years. At my current job in planning, developing and implementing effective marketing communication campaigns. I also write content for all marketing collateral, including brochures, letters, emails and websites.

Read more

Local News